Dân trí Nhiều lần tranh của Picasso đã xác lập kỷ lục về giá trong thế giới hội họa. Hiện tại, tác phẩm của ông vẫn đang nắm giữ kỷ lục “bức tranh được trả giá cao nhất trong lịch sử đấu giá”, trị giá… gần 4.000 tỉ đồng. Tại sao tranh Picasso lại đắt giá như vậy?
>> Xung quanh bức tranh của Picasso được cho là “xuất hiện ở Việt Nam”
>> Tranh thất lạc của Picasso nằm phủ bụi trên tầng gác mái hơn 60 năm?
Danh họaPicasso
Bạn đọc hãy thử tưởng tượng cảm giác kinh hoàng của ông chủ casino tại Las Vegas - Steve Wynn - khi cách đây 9 năm, ông này vô tình… thúc cùi chỏ vào bức “Le Rêve” (Giấc mơ) của Picasso khiến vải tranh bị rách toạc. Điều đau khổ nhất cho Steve, lúc tai nạn này xảy ra lại đúng vào thời điểm ông này đang chuẩn bị đem bán bức tranh với giá 139 triệu đô.
Bức tranh nằm trong chùm tranh khắc họa chân dung gợi cảm của người tình trẻ của Picasso - nàng Marie-Thérèse Walter. Tranh vẽ năm 1932 khi hai người đang yêu nhau say đắm. Tranh của Picasso luôn nằm trong top những họa phẩm được nhiều người săn lùng nhất. Qua thời gian, các họa phẩm của Picasso liên tục phá vỡ các kỷ lục về giá từng được xác lập.
Bản thân bức “Le Rêve” cũng từng xác lập kỷ lục về mức giá trả cho một họa phẩm của Picasso. “Le Rêve” - gia tài trăm triệu đô - sụp đổ trong tích tắc vì một cú huých vô ý mang tính “hủy diệt” đối với tác phẩm mỹ thuật vốn rất mong manh. Ngay sau khi tin bức “Le Rêve” gặp nạn loan đi, bên mua liền dừng kế hoạch mua tranh.
Năm 2013, sau khi các chuyên gia hội họa đã giúp sửa chữa lại bức tranh với một mức độ tinh vi, khiến người xem không thể phát hiện vết rách bằng mắt thường, bên mua mới tiếp tục xúc tiến quá trình mua tranh.
Lần này, vì một tai nạn góp phần gia tăng sự thú vị cho những câu chuyện bên lề xoay quanh bức tranh, giá bức “Le Rêve” liền đội lên 155 triệu đô. Nhìn chung, chuyện tại sao giá tranh lên cao cũng khá “ngẫu hứng”.
Những người không am hiểu hội họa và kinh doanh sẽ luôn cảm thấy điên rồ khi một họa phẩm có giá “trên trời” như vậy. Thậm chí, càng ngày những mức giá “trên trời” càng lên… cao tít hơn nữa đến mức “không tưởng”.
Nhưng hóa ra sự vô lý này lại hoàn toàn hợp lý bởi kinh doanh gì bây giờ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro và nền kinh tế thế giới không phải đang ở giai đoạn hoàng kim thịnh vượng, vì vậy, thị trường buôn bán các tác phẩm hội họa càng trở nên sôi động.
Tranh quý không bao giờ bị “ế”. Mua tranh quý, muốn bán ra lúc nào cũng có rất nhiều người muốn mua. Một thương vụ chuyển giao tranh quý luôn lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đô, không hề thua kém bất cứ thương vụ kinh doanh nào, mà rủi ro thì giảm đi đáng kể.
Những triệu phú, tỉ phú đến từ các nền kinh tế mới nổi giờ đây cũng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nghệ thuật, khiến giá tranh càng bị đẩy lên cao. Kinh doanh nghệ thuật giờ đây là một hạng mục thời thượng, đẳng cấp trong giới siêu giàu. Sở hữu một tác phẩm quý giá được nhiều người khao khát là “một mũi tên trúng nhiều đích”.
Trong giới nghệ thuật, những họa sĩ có tầm ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa đại chúng trên quy mô quốc tế không nhiều. Những họa sĩ mà cái tên của họ được ngay cả những người không am hiểu về mỹ thuật cũng biết tới lại càng ít. Và Picasso là một họa sĩ hiếm có như thế. Đương nhiên, tác phẩm của ông sẽ luôn đắt giá nhất.
Các triệu phú, tỉ phú từ lâu đã thi nhau thể hiện đẳng cấp bằng siêu xe, du thuyền, biệt thự… Sưu tầm tác phẩm nghệ thuật “giá khủng” giờ là môn “thể thao mới” mang đầy tính cạnh tranh, lại còn đưa về lợi nhuận.
Trong vòng 25 năm qua, thị trường buôn bán tác phẩm mỹ thuật mở rộng không ngừng. Năm 1990, tổng giá trị các tác phẩm mỹ thuật rao bán trên thị trường vào khoảng 27,2 tỉ đô. Năm 2007, con số này đã lên 65,8 tỉ đô, đây được xem là giai đoạn hoàng kim của buôn bán tác phẩm hội họa. Về sau, giới sưu tầm cầm chừng hơn, ở năm 2012, con số này là 56 tỉ đô.
Tranh của Picasso luôn góp phần tạo nên những con số tỉ đô này. Sinh thời, Picasso thực hiện khoảng 50.000 tác phẩm, bao gồm gần 2.000 bức tranh, hơn 1.200 bức điêu khắc, gần 3.000 tác phẩm gốm, 12.000 bản vẽ, hàng nghìn bức tranh in từ những bản khắc… Mỗi tác phẩm của Picasso khi xuất hiện trên thị trường đều có giá triệu đô cho tới trăm triệu đô.
Ngày nay, khi sưu tầm hội họa không còn đơn thuần vì nghệ thuật; khi giới sưu tầm hội tụ nhiều triệu phú, tỉ phú giàu có nhất thế giới; việc một nhân vật mới nổi sở hữu một tác phẩm hội họa quý giá giống như người này đang sở hữu tấm vé hạng nhất để tự tin bước vào giới sưu tầm, vốn hội tụ nhiều nhân vật tầm cỡ của nền kinh tế thế giới.
Ngay trong giới sưu tầm cũng có sự phân cực rõ ràng, chỉ có một nhóm nhỏ những người siêu giàu theo túng thị trường hội họa, đẩy giá tranh của những họa sĩ tên tuổi lên mức “không tưởng”. Trong khi đó, những nhà sưu tầm vừa và nhỏ không bao giờ có thể tham gia vào cuộc đua giá xoay quanh những tác phẩm lớn.
Dưới đây là những bức tranh đắt giá nhất của Picasso, có những bức từng xác lập những kỷ lục về giá trong thị trường mỹ thuật:
Bức “Buste de femme/Femme à la résille” (Bầu ngực phụ nữ/Người phụ nữ đội lưới tóc - 1938) được bán ngày 11/5/2015, mức giá 67,4 triệu đô (gần 1.500 tỉ đồng).
Bức “Femme assise dans un jardin” (Người phụ nữ ngồi trong vườn - 1938) được bán ngày 10/11/1999, mức giá 49,5 triệu đô (tương đương 70,1 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 1.560 tỉ đồng).
Bức “Femme aux Bras Croisés” (Người phụ nữ khoanh tay - 1902) được bán ngày 8/11/2000, mức giá 55 triệu đô (tương đương 75,3 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 1.673 tỉ đồng).
Bức “Acrobate et jeune arlequin” (Nghệ sĩ xiếc nhào lộn và chú hề nhỏ - 1905) được bán ngày 28/11/1988, mức giá 38,5 triệu đô (tương đương 76,9 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 1.710 tỉ đồng).
Bức “Au Lapin Agile” (Ở quán rượu Lapin Agile - 1904) được bán ngày 27/11/1989, mức giá 40,7 triệu đô (tương đương 77,4 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 1.720 tỉ đồng).
Bức chân dung tự họa “Yo Picasso” (1901) được bán ngày 9/5/1989, mức giá 47,8 triệu đô (tương đương 91 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 2.022 tỉ đồng).
Bức “Les Noces de Pierrette” (Hôn lễ của Pierrette - 1905) được bán ngày 30/11/1989, mức giá 49,3 triệu đô (tương đương 93,8 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 2.084 tỉ đồng).
Bức “Dora Maar au Chat” (Dora Maar và mèo - 1941) được bán ngày 3/5/2006, mức giá 95,2 triệu đô (bằng 2.115 tỉ đồng).
Bức “Nu au Plateau de Sculpteur” (Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực - 1932) được bán ngày 4/5/2010, mức giá 106,5 triệu đô (tương đương 2.366 tỉ đồng). Tại thời điểm này, bức tranh xác lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm hội họa được đem đấu giá.
Bức “Garçon à la Pipe” (Chàng trai và chiếc tẩu thuốc - 1905) được bán ngày 4/5/2004, mức giá 104,2 triệu đô (tương đương 130,1 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 2.890 tỉ đồng). Tác phẩm từng xác lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm hội họa được đem đấu giá.
Bức “Le Rêve” (Giấc mơ - 1932) được bán ngày 26/3/2013, mức giá 155 triệu đô (tương đương 3.444 tỉ đồng). Tác phẩm từng xác lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm hội họa của Picasso.
Bức “Les Femmes d'Alger” (Những người phụ nữ Alger - 1955) được bán ngày 11/5/2015, mức giá 179,4 triệu đô (tương đương 3.986 tỉ đồng). Tác phẩm hiện đang nắm giữ kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm hội họa được đem đấu giá.
Danh họaPicasso
Bạn đọc hãy thử tưởng tượng cảm giác kinh hoàng của ông chủ casino tại Las Vegas - Steve Wynn - khi cách đây 9 năm, ông này vô tình… thúc cùi chỏ vào bức “Le Rêve” (Giấc mơ) của Picasso khiến vải tranh bị rách toạc. Điều đau khổ nhất cho Steve, lúc tai nạn này xảy ra lại đúng vào thời điểm ông này đang chuẩn bị đem bán bức tranh với giá 139 triệu đô.
Bức tranh nằm trong chùm tranh khắc họa chân dung gợi cảm của người tình trẻ của Picasso - nàng Marie-Thérèse Walter. Tranh vẽ năm 1932 khi hai người đang yêu nhau say đắm. Tranh của Picasso luôn nằm trong top những họa phẩm được nhiều người săn lùng nhất. Qua thời gian, các họa phẩm của Picasso liên tục phá vỡ các kỷ lục về giá từng được xác lập.
Bản thân bức “Le Rêve” cũng từng xác lập kỷ lục về mức giá trả cho một họa phẩm của Picasso. “Le Rêve” - gia tài trăm triệu đô - sụp đổ trong tích tắc vì một cú huých vô ý mang tính “hủy diệt” đối với tác phẩm mỹ thuật vốn rất mong manh. Ngay sau khi tin bức “Le Rêve” gặp nạn loan đi, bên mua liền dừng kế hoạch mua tranh.
Năm 2013, sau khi các chuyên gia hội họa đã giúp sửa chữa lại bức tranh với một mức độ tinh vi, khiến người xem không thể phát hiện vết rách bằng mắt thường, bên mua mới tiếp tục xúc tiến quá trình mua tranh.
Lần này, vì một tai nạn góp phần gia tăng sự thú vị cho những câu chuyện bên lề xoay quanh bức tranh, giá bức “Le Rêve” liền đội lên 155 triệu đô. Nhìn chung, chuyện tại sao giá tranh lên cao cũng khá “ngẫu hứng”.
Những người không am hiểu hội họa và kinh doanh sẽ luôn cảm thấy điên rồ khi một họa phẩm có giá “trên trời” như vậy. Thậm chí, càng ngày những mức giá “trên trời” càng lên… cao tít hơn nữa đến mức “không tưởng”.
Nhưng hóa ra sự vô lý này lại hoàn toàn hợp lý bởi kinh doanh gì bây giờ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro và nền kinh tế thế giới không phải đang ở giai đoạn hoàng kim thịnh vượng, vì vậy, thị trường buôn bán các tác phẩm hội họa càng trở nên sôi động.
Tranh quý không bao giờ bị “ế”. Mua tranh quý, muốn bán ra lúc nào cũng có rất nhiều người muốn mua. Một thương vụ chuyển giao tranh quý luôn lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đô, không hề thua kém bất cứ thương vụ kinh doanh nào, mà rủi ro thì giảm đi đáng kể.
Những triệu phú, tỉ phú đến từ các nền kinh tế mới nổi giờ đây cũng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nghệ thuật, khiến giá tranh càng bị đẩy lên cao. Kinh doanh nghệ thuật giờ đây là một hạng mục thời thượng, đẳng cấp trong giới siêu giàu. Sở hữu một tác phẩm quý giá được nhiều người khao khát là “một mũi tên trúng nhiều đích”.
Trong giới nghệ thuật, những họa sĩ có tầm ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa đại chúng trên quy mô quốc tế không nhiều. Những họa sĩ mà cái tên của họ được ngay cả những người không am hiểu về mỹ thuật cũng biết tới lại càng ít. Và Picasso là một họa sĩ hiếm có như thế. Đương nhiên, tác phẩm của ông sẽ luôn đắt giá nhất.
Các triệu phú, tỉ phú từ lâu đã thi nhau thể hiện đẳng cấp bằng siêu xe, du thuyền, biệt thự… Sưu tầm tác phẩm nghệ thuật “giá khủng” giờ là môn “thể thao mới” mang đầy tính cạnh tranh, lại còn đưa về lợi nhuận.
Trong vòng 25 năm qua, thị trường buôn bán tác phẩm mỹ thuật mở rộng không ngừng. Năm 1990, tổng giá trị các tác phẩm mỹ thuật rao bán trên thị trường vào khoảng 27,2 tỉ đô. Năm 2007, con số này đã lên 65,8 tỉ đô, đây được xem là giai đoạn hoàng kim của buôn bán tác phẩm hội họa. Về sau, giới sưu tầm cầm chừng hơn, ở năm 2012, con số này là 56 tỉ đô.
Tranh của Picasso luôn góp phần tạo nên những con số tỉ đô này. Sinh thời, Picasso thực hiện khoảng 50.000 tác phẩm, bao gồm gần 2.000 bức tranh, hơn 1.200 bức điêu khắc, gần 3.000 tác phẩm gốm, 12.000 bản vẽ, hàng nghìn bức tranh in từ những bản khắc… Mỗi tác phẩm của Picasso khi xuất hiện trên thị trường đều có giá triệu đô cho tới trăm triệu đô.
Ngày nay, khi sưu tầm hội họa không còn đơn thuần vì nghệ thuật; khi giới sưu tầm hội tụ nhiều triệu phú, tỉ phú giàu có nhất thế giới; việc một nhân vật mới nổi sở hữu một tác phẩm hội họa quý giá giống như người này đang sở hữu tấm vé hạng nhất để tự tin bước vào giới sưu tầm, vốn hội tụ nhiều nhân vật tầm cỡ của nền kinh tế thế giới.
Ngay trong giới sưu tầm cũng có sự phân cực rõ ràng, chỉ có một nhóm nhỏ những người siêu giàu theo túng thị trường hội họa, đẩy giá tranh của những họa sĩ tên tuổi lên mức “không tưởng”. Trong khi đó, những nhà sưu tầm vừa và nhỏ không bao giờ có thể tham gia vào cuộc đua giá xoay quanh những tác phẩm lớn.
Dưới đây là những bức tranh đắt giá nhất của Picasso, có những bức từng xác lập những kỷ lục về giá trong thị trường mỹ thuật:
Bức “Buste de femme/Femme à la résille” (Bầu ngực phụ nữ/Người phụ nữ đội lưới tóc - 1938) được bán ngày 11/5/2015, mức giá 67,4 triệu đô (gần 1.500 tỉ đồng).
Bức “Femme assise dans un jardin” (Người phụ nữ ngồi trong vườn - 1938) được bán ngày 10/11/1999, mức giá 49,5 triệu đô (tương đương 70,1 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 1.560 tỉ đồng).
Bức “Femme aux Bras Croisés” (Người phụ nữ khoanh tay - 1902) được bán ngày 8/11/2000, mức giá 55 triệu đô (tương đương 75,3 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 1.673 tỉ đồng).
Bức “Acrobate et jeune arlequin” (Nghệ sĩ xiếc nhào lộn và chú hề nhỏ - 1905) được bán ngày 28/11/1988, mức giá 38,5 triệu đô (tương đương 76,9 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 1.710 tỉ đồng).
Bức “Au Lapin Agile” (Ở quán rượu Lapin Agile - 1904) được bán ngày 27/11/1989, mức giá 40,7 triệu đô (tương đương 77,4 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 1.720 tỉ đồng).
Bức chân dung tự họa “Yo Picasso” (1901) được bán ngày 9/5/1989, mức giá 47,8 triệu đô (tương đương 91 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 2.022 tỉ đồng).
Bức “Les Noces de Pierrette” (Hôn lễ của Pierrette - 1905) được bán ngày 30/11/1989, mức giá 49,3 triệu đô (tương đương 93,8 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 2.084 tỉ đồng).
Bức “Dora Maar au Chat” (Dora Maar và mèo - 1941) được bán ngày 3/5/2006, mức giá 95,2 triệu đô (bằng 2.115 tỉ đồng).
Bức “Nu au Plateau de Sculpteur” (Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực - 1932) được bán ngày 4/5/2010, mức giá 106,5 triệu đô (tương đương 2.366 tỉ đồng). Tại thời điểm này, bức tranh xác lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm hội họa được đem đấu giá.
Bức “Garçon à la Pipe” (Chàng trai và chiếc tẩu thuốc - 1905) được bán ngày 4/5/2004, mức giá 104,2 triệu đô (tương đương 130,1 triệu đô ở thời điểm hiện tại, bằng 2.890 tỉ đồng). Tác phẩm từng xác lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm hội họa được đem đấu giá.
Bức “Le Rêve” (Giấc mơ - 1932) được bán ngày 26/3/2013, mức giá 155 triệu đô (tương đương 3.444 tỉ đồng). Tác phẩm từng xác lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm hội họa của Picasso.
Bức “Les Femmes d'Alger” (Những người phụ nữ Alger - 1955) được bán ngày 11/5/2015, mức giá 179,4 triệu đô (tương đương 3.986 tỉ đồng). Tác phẩm hiện đang nắm giữ kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm hội họa được đem đấu giá.