Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Cả thế giới thở phào nhẹ nhõm sau ngày 21/12. Một lần nữa trái đất chúng ta thoát khỏi tai họa từ miệng lưỡi của những người yếu bóng vía đến những kẻ bất hảo kinh doanh trên nỗi sợ hãi của đồng loại. Nhân loại cùng với người Maya lật những tờ lịch cuối cùng để bước qua một kỷ nguyên mới. Hãy tận hưởng những gì bà mẹ vĩ đại trái đất cho chúng ta từng ngày, hãy cùng vui đón lễ Giáng sinh trong An lành và Hạnh phúc:
Thế Nhân xin gửi tặng các bạn Clip tranh cát động này :

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Tranh cát động với sinh nhật bầu Hiển


Được Ms. Diễm Hương chuyên viên Phòng Phát triển Thương hiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) liên hệ mời tham gia buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 50 của ông Đỗ Quang Hiển (quen gọi Bầu Hiển).Với vai trò là người trình diễn tiết mục mở màn cho buổi lễ bằng show trình diễn tranh cát kể về cuộc đời của ông Hiển từ lúc sinh ra cho đến khi tròn 50 tuổi. Nhận được đơn đặt hàng tôi lên Google và  search tư liệu với từ khóa "bầu Hiển", phần nào biết rõ hơn về doanh nhân  này.

Thoạt đầu tôi nghĩ: Kỳ này chắc bầu Hiển phải tổ chức ở một nơi nào đó thật hoàng t..rán...g. Cận ngày diễn Ms. Hương mới báo địa điểm tổ chức :



Maison Sens 61 Trần Hưng Đạo - HN


So với danh tiếng " người của công chúng" thì địa điểm này có vẻ khiêm tốn, tuy nhiên phong cách của Maicon Sens không thể nói là không pro.

Xem ra thành phần khách mời VIP không phải là ít. Cánh phóng viên báo chí thì tiệt chả thấy mống nào.

Tưởng sẽ phải căng dây thun chờ Chef . Nhưng không, sự có mặt của ông bầu và quan khách khá đúng giờ. Có lẽ đây cũng là phẩm chất  của những người làm việc trong lãnh vực tiền bạc.


Sau lời welcome quý quan khách và tuyên bố lý do cô MC xinh đẹp đã gửi tới ông chủ tịch "một món quà bất ngờ nho nhỏ". Thế là tiết mục tranh cát của tôi bắt đầu, nội dung kể về cuộc đời của người đàn ông có gốc từ  "Quê hương 5 tấn" cho đến ngày trở thành ông chủ của Ngân hàng SHB và ông "bầu" của môn thể thao vua. Chẳng biết vì nội dung câu chuyện cát có gì hay ho hay vì phép lịch sự mà suốt show diễn thời lượng 20 phút liên tục được những tràng pháo tay. Fame hình cuối cùng vẽ tả chân dung ông bầu và câu chúc "Happy Brithday !" vừa kết thúc cùng bản  nhạc, đã  làm bùng lên những tràng pháo tay,  có lẽ "món quà nho nhỏ" đã làm ông chủ tịch thú vị và ngạc nhiên.


Từ phía dưới ông Hiển bước nhanh lên sâu khấu vừa ôm vừa  xiết chặt tay tôi mà nói : "Tuyệt vời quá ông Nhân ơi !"


Tôi cảm nhận được sự  chân tình trong lời nói và cử chỉ thân thiện của ông ấy. Động thái này với tôi nó quý giá hơn cả độ dày của những phong bì cashier.


Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Body painting với nghệ thuật Đánh lừa thị giác


Nhân dịp tổ chức Hội nghị khách hàng Kymco 2012, hãng xe Đài Loan đã cho giới thiệu một mẫu xe tay ga hoàn toàn mới với tên gọi Many Fi 125. Tổ chức tại nhà hàng Nhật Nikko  số 235 Nguyễn Văn Cừ ,  TP. HCM


Trong nhiều tiết mục của chương trình. Ban tổ chức sự kiện có mời thenhan.net tham gia tiết mục body painting - Đánh lừa thị giác.
Trên hai  backgrounds khung sắt căng vải, chúng tôi vẽ những hoa văn vằn vện . Hai người mẫu: một nam, nột nữ là những diễn viên múa của vũ đoàn Sài Gòn những kẻ chịu trận cho màn "hành xác" này

Tay cọ Hoàng Tuấn Sơn bổ những nhát cọ đầu tiên,  sao anh ta nhìn đi đâu ấy nhể !

Thế Nhân đang fiêu phần ngực 

Nam diễn viên này khổ sở trong bộ đồ thun 4 chiều bó sát

Một phần tác phẩm đang hình thành 

Vẽ xong ...Tìm mẫu mãi ...À thì ra họ đứng ngay sau lưng mình


Trong hậu đài sau gần 3 giờ đồng hồ hai diễn viên múa đơ người với tư thế "vồ ếch" họ đã gần như  trộn vào phông nền.
Thế Nhân cũng thở phào, vứt cọ "tự sướng " với tác phẩm trước khi họ ra trình diễn trước công chúng.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Tranh Cát Động lên Đài truyền hình Bình Dương

Sau 3 năm tình cờ tay phóng viên Đài Truyền hình Cần Thơ  biết Thế Nhân đang theo đuổi nghệ thuật Tranh Cát Động, thế là ê-kíp anh ta xách camera đề nghị làm cái phóng sự về đề tài này. Nhất trí hai tay, với điều kiện nhà đài làm sao cho hình ảnh nhà em nó “nành” tý là ok . Chừng tuần sau bên đài thông báo ngày giờ theo dõi chương trình. Thì ra là họ kể tiếp câu chuyện của 3 năm sau. Tưng tửng nhưng có vẻ đúng chất “gã" :

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Tranh Cát Động tình cờ hội ngộ giữa thủ đô


Hôm 16/10 Lúc đang ở KS Venus (đối diện với khách sạn Fortuna - 6B Láng Hạ, Hà Nội) thấy điện thoại reng, thì ra là của Trí Đức. 
Ông em hỏi thăm tình hình vai diễn trong vở kịch Âm Binh ra sao, Ừ nói chung là tốt cũng thích cái "Gốc Phi Lao Già" này rồi. Chắc thuận miệng Đức hỏi:
- Anh đang ở đâu ?
- Mình đang Hà Nội!
- Đi diễn à ?
- Ừ !
- Anh diễn ở đâu zdậy ?
- Ở Fortuna !
- Lầu mấy ?
- Lầu 3 
- Mà sao hỏi kỹ vậy !
- Thì em đang lầu 4 nè !
- Dỡn cha !
- Lầu 3 anh diễn cho Mỹ Phẩm Sạch đúng không ?
Ủa ! tên ma xó này sao hắn điểm  danh y phóc vậy trời . còn đang si nghĩ, tiếng Trí Đức trong máy lại vang lên:
- Có thiệt anh đang ở  Hà Nội không ? uống café chơi !
- Tớ đang đối diện Fortuna này. Ngon thì đến đây !
- Đợi em 3 phút !


KS Fortuna


Chưa tới 3 phút đã thấy gã che hết cả cửa khách sạn. Ui giời... Cái bắt tay của gã bồ tượng mém chút làm nát bàn tay đai đen karate bỏ tập 7 năm của thằng tôi. Mừng quá trời mừng! giữa thủ đô đất rộng người đông, tình cờ hai tên "Tranh Cát Động" từ Sè Gòn ra đụng nhau cùng đêm diễn, cùng tòa nhà, thằng lầu 3 , thằng lầu 4. Chả biết mấy thủa mới lại có sự trùng hợp này. Tối nay mà không kẹt show anh em mình không say không về ! Ừ mà không có show sao anh em mình lại có thể gặp nhau ở đây được .


Giữa Hà Nội trong tiết thu hơi se lạnh Thế Nhân làm cái sinh tố,  Trí Đức một nâu nóng vậy chứ chuyện vui phết !


Lát sau có thêm Mr. Dũng GĐ Netmedia cùng ngồi chuyện chung.
Tâm sự  một hồi chúng tôi chia tay mỗi người còn phải lo phần set up cho show diễn tối nay.Tới tối tranh thủ khoảng thời gian chờ chương trình khai mạc anh em CLB Tranh cát Động tranh thủ làm dáng để Chiến Thắng một thành viên của CLB shớp cho một pô ghi dấu sự kiện hi hữu này :



Mỗi người cạn nửa ly Tailor làm mặt ngầu, nhát ma anh em chơi ...Sau đó mỗi người về vị trí của mình


Nửa ly với Trí Đức mà nét mặt của hắn có vẻ găng-tơ nhỉ. Phải chắng tiết mục hôm nay quá khó

Nguyên nhân là đây với chủ đề : Mỹ Phẩm Sạch - Đánh thức vẻ đẹp Phụ Nữ Việt.Chưa cần phải "đánh thức" vẻ đẹp của phụ nữ  Việt đặc biệt là chị em Hà Nội cũng đã làm gã này chao vao !


Sự kiện nhân chào mừng ngày phụ nữ VN, khách mời toàn phái đẹp. Được biểu diễn giữa rừng hoa như này phải dẻo tay mới được.



Tập trung, tập trung nào... Quanh ta chẳng có ai hết !!!Vậy mà có tác dụng nhé, cứ  sau mỗi fame  hình tiết mục lại nhận được vô số tràng pháo tay. Cám ơn chị em phụ nữ Hà Thành đã đẹp lại còn lịch sự, ai là phu quân của họ chắc là  sướng !


Xong ! ông giám đốc cty chụp hình lưu niệm với "Cát thủ".
Đang chụp hình lưu niệm, bỗng nghe những âm thanh như mưa rào từ lầu 4 vọng xuống . Như vậy show Nestlé của Trí Đức cũng thành công rồi. Một chuyến lưu diễn ngắn nhưng gắn với những kỷ niệm khó quên.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Họa sỹ Leonardo di ser Piero da Vinci

Tập tin:Leonardo self.jpg

Leonardo di ser Piero da Vinci (thường được phiên âm theo tiếng Pháp là "Lê-ô-na đơ Vanh-xi", hoặc phiên là "Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi) (sinh ngày 15/4/1452 tại Anchiano, Ialia - mất ngày 2/5/1519 tại Ambiose nước Pháp ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kĩ sư, nhà giải phẫu, nhá sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci. Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển của mình như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu hai đáy (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ởđây. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học & xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa
đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học, và bút ký.
TIỂU SỬ:
Leonardo là người con ngoài giá thú của công chứng viên Ser Piero (lúc bấy giờ 25 tuổi) và cô Catarina gái nông dân22 tuổi . Quan hệ của Catarina với Ser Piero dường như chấm dứt ngay sau khi bà sinh người con trai. Sau đó ít lâu bà kết hôn với người chủ một lò gốm, Accattabriga di Píaero del Vacca từ Vinci, và có thêm 5 người con.
Sau khi chia tay với Catarina, Ser Piero nhận nuôi dưỡng Leonardo. Ông kết hôn 4 lần, có thêm 9 người con trai và 2 người con gái với hai người vợ cuối của ông. Ser Piero là công chứng viên của nhiều gia đình danh tiếng trong thành phố và là người thành công trong nghề nghiệp. Thân chủ của ông bao gồm không những gia đình dòng tộc Medici mà còn gồm cả chính phủ thành phố (signoria) hay hội đồng quốc gia.
Leonardo lớn lên trong gia đình của cha ông và sống phần lớn thời gian thời thiếu niên tại thành phố Firenze. Trong số những đam mê của ông, Leonardo yêu thích nhất là âm nhạc, vẽ và tạo hình. Cha của Leonardo đưa một vài tranh vẽ của ông cho một người quen xem, Andrea del Verocchio một nhà điêu khắc, họa sĩ ông này ngay lập tức nhận ra được tài năng về nghệ thuật của Leonardo và được Ser Piero chọn làm thầy cho Leonardo.
Mặc dầu không phải là một tài năng phát minh hay sáng tạo lớn trong nghệ thuật đương thời ở Firenze nhưng Verocchio cũng là một nghệ nhân hàng đầu trong nghề kim hoàn, điêu khắc và trong hội họa. Đặc biệt ông là một người thầy tài năng. Leonardo làm việc nhiều năm (khoảng 1470 - 1477) trong xưởng vẽ của ông cùng với Lorenzo di Credi và Pietro Perugino .
Năm 1476 ông bị buộc tội cùng với 3 người đàn ông khác đã có quan hệ tình dục với một người đàn ông làm mẫu 17 tuổi, Jacopo Saltarelli, là một mại dâm nam được nhiều người biết. Sau 2 tháng trong tù ông được tuyên bố vô tội vì không có người làm chứng.
Chẳng bao lâu ông thầy Verrocchio chẳng còn gì có thể chỉ dạy cho Leonardo.
Bức tranh Rửa tội Christi do Verrocchio phác thảo cho các nhà tu của Vallombrosa hiện có thể được xem tại Viện hàn lâm Firenze. Theo Vasari thì thiên thần quỳ bên trái là do Leonardo thêm vào. Khi Verrocchio nhìn thấy, ông đã nhận ra được tính nghệ thuật hơn hẳn so với phần còn lại của chính tác phẩm của ông và người ta kể rằng từ đấy ông tuyên bố vĩnh viễn từ bỏ hội họa. Bức tranh được vẽ nguyên thủy bằng màu keo (tempera) này đã bị vẽ dầu chồng lên nhiều lần nên việc kết luận có sơ sở hiện nay là rất khó khăn. Một số ý kiến đáng tin cậy thiên về việc công nhận không những có bàn tay của Leonardo trên khuôn mặt của thiên thần mà còn trong nhiều phần về y phục và phong cảnh phía sau mang tính đặc trưng và có thể nhận thấy được trong các tác phẩm khác của ông. Tác phẩm này được hoàn thành vào khoảng năm 1470, khi Leonardo 18 tuổi.
Vào khoảng năm 1472 tên của ông có trong danh sách của phường hội họa sĩ thành phố Firenze. Ông sống và làm việc tại đây thêm 10 hay 11 năm và cho đến năm 1477vẫn còn được gọi là học trò của Verrocchio. Thế nhưng trong năm này dường như ông đã được Lorenzo de Medici nâng đỡ và làm việc như là một nghệ sĩ độc lập dưới sự bảo trợ của Lorenzo de Medici từ1482 cho đến 1483.
Thông qua lời giới thiệu của Lorenzo de Medici cho công tước Ludovico, người muốn đặt một tượng đài kỵ sĩ tôn vinh Francesco I Soforza, người khởi đầu cho triều đại Sforza tại Milano, Leonardo rời Firenze đến Milano vào khoảng năm1483.
Bằng chứng đầu tiên được ghi lại cho thời gian làm việc của Leonardo tại Milano được xác định là năm 1487. Một vài nhà viết tiểu sử phỏng đoán là thời gian từ 1483 đến 1487 hay ít nhất là một phần của thời gian này được dùng cho những chuyến đi du lịch phương Đông, thế nhưng từ tất cả những người cùng thời với Leonardo đều không để lại một dấu vết nào về chuyến đi của Leonardo về phương Đông.
Trong những năm đầu tiên sau khi tiếm quyền, Ludovico bị tấn công dữ dội, đặc biệt là từ những người theo phái của chị dâu của ông, Bona của Savoie, mẹ của công tước trẻ tuổi Gian Galeazzo Sforza, người cầm quyền chính thống. Để chống lại những tấn công này, Ludovico đã dùng hằng loạt thi sĩ và nghệ sĩ thông qua các diễn văn công cộng, kịch nghệ, hình ảnh và khẩu hiệu để ca ngợi sự sáng suốt và tính tốt đẹp của sự giám hộ đồng thời truyền bá tính xấu xa của những người chống lại ông. Các ghi chép và dự án trong những bản viết tay của Leonardo là bằng chứng cho thấy ông cũng thuộc về số người nghệ sĩ này. Nhiều bức vẽ phác thảo như vậy hiện nay đang nằm trong Christ Church tại Oxford, một bức phác thảo vẽ một nữ phù thủy có sừng hay nữ quỷ đang xua chó tấn công Milano. Bức phác thảo này gần như chắc chắn ám chỉ việc người của nữ công tước Bona ám sát Ludovico không thành vào năm 1484.
Dịch hạch tại Milano trong thời gian 1484-1485 là dịp cho Leonardo trình nhiều dự án của ông lên Ludovico nhằm chia lại thành phố và tái xây dựng theo các nguyên tắc vệ sinh tốt hơn. Thời gian 1485-1486 dường như cũng là thời gian khởi đầu cho kế hoạch làm đẹp và củng cố pháo đài của ông, mặc dầu không được toại nguyện. Sau đó là các kế hoạch và mô hình của ông trong dịp thi đua được công bố giữa các kiến trúc sư người Ý và người Đức để hoàn thành nhà thờ lớn của Milano. Văn kiện trả tiền cho ông vẫn còn tồn tại nằm trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1487 đến tháng 5 năm1490. Cuối cùng thì không một dự án nào được tiến hành.
Bức tượng kỵ sĩ cao 7m, nhiệm vụ chính của Leonardo khi đến Milano được hoàn thành vào cuối năm1493, vào lúc người do hoàng đế Maximilian I cử đến hộ tống cô dâu Bianca Maria Sforza về làm lễ cưới. Theo tường thuật thời bấy giờ thì đây là một công trình vĩ đại, nhưng các tường thuật này lại thiếu chính xác đến mức không thể kết luận được là tượng đài này phù hợp với phác thảo nào trong số nhiều bản vẽ phác thảo còn tồn tại cho đến ngày nay.
Trong khoảng thời gian từ1495 đến 1497 Leonardo vẽ một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông, bức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie, theo yêu cầu của Ludovico Sforza. Năm 1980 nhà thờ cùng với bức tranh đã đượcUNESCO công nhận là di sản văn hó thế giới. Vua Louis XII của Phápsau khi chiếm được Milano, đã đích thân đến tận nhà thờ để chiêm ngưỡng bức tranh và đã hỏi là có thể tháo gỡ ra khỏi tường nhằm mang về Pháp. Hai tháng sau khi vua Louis XII chiếm Milano, trong tháng 12 năm 1499, Leonardo cùng người bạn là Luca Pacioli rời thành phố Milano.
Leonardo và Luca Pacioli dừng chân tại Mantua, nơi Leonardo được nữ công tước Isabella Gonzage tiếp đón nồng hậu. Khi nghe tin Ludovico kết cuộc đã bị lật đổ, hai người bạn từ bỏ kế hoạch trở về Milano và tiếp tục đi đến Firenze, thành phố đang bị sức ép từ nhiều vấn đề nội bộ và từ cuộc chiến tranh chống lại Pisa không có kết quả. Tại đây Leonardo nhận vẽ một bức tranh thờ cho nhà thờ Annunziata.Filippino, người thật ra đã nhận lời yêu cầu vẽ, đã nhường lại cho Leonardo. Mãi đến tháng 4 năm 1501 Leonardo mới hoàn thành bản phác thảo trên giấy. Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi cho bản vẽ trên giấy, Leonardo đã không hoàn thành bức tranh này và các tu sĩ Annunziata cuối cùng lại phải chuyển lời yêu cầu đến Filippino Lippi.
Trong mùa xuân năm 1402 ông bất ngờ về làm việc cho công tướcCesare Borgias . Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 1502 cho đến tháng 3 năm1503 Leonardo, với tư cách là kĩ sư quân sự có quyền cao nhất, đã đi du hành qua một phần lớn miền trung nước Ý. Hai tháng sau khi Vito Luzza, một người dưới quyền của Cesare và là bạn của Leonardo, bị Cesare giết chết, Leonardo trở về Firenze. Ông đã để lại rất nhiều ghi chú và bản vẽ có ghi ngày tháng cũng như 6 tấm bản đồ lớn do ông tự vẽ bao gồm các vùng đất Maremma, Toscana và Umbria.
Trở về Firenze, ông được ủy nhiệm vẽ một bức bích họa trang trí cho một trong những bức tường của đại sảnh nhà hội đồng thành phố Michenlangelo được trao nhiệm vụ vẽ một bức bích họa khác cũng trong cùng căn phòng. Ông hoàn thành phác thảo trên giấy trong vòng 2 năm (1504-1505) nhưng do có nhiều khó khăn về kĩ thuật trong lúc vẽ trên tường nên bức bích họa không được hoàn thành.
Trong thời gian này (1503-1506), theo một số nguồn khác là 1510-1515, Leonardo hoàn thành bức họa Mona Lisa (hay còn gọi là La Gioconda) mà theo Vasari thì đây là bức chân dung của Lisa del Giocondo, vợ của một người buôn bán tơ lụa tại Firenze. Lúc đương thời Leonardo đã không thể rời bức tranh, ông mang bức họa này đi theo trên khắp các chặn đường đời sau đó. Sau khi Leonardo qua đời, vua Francoi I của Pháp đã mua bức tranh này với giá là 4.000 đồng Florin vàng. Người ta nói là cho đến ngày nay chưa có ai có thể sao chép lại được nụ cười trong bức tranh này.
Trong mùa xuân 1506, Leonardo chấp nhận lời mời khẩn thiết của Charles d'Amboise, thống đốc vùng Lombardia của vua Pháp, trở về lại Milano. Vua Pháp Louis XII gửi tin yêu cầu Leonardo hãy đợi ông đến Milano vì ông đã xem được một bức tranh Đức Mẹ nhỏ của Leonardo ở Pháp và hy vọng sẽ nhận được từ Leonardo các tác phẩm như vậy và ngoài ra có thể là một bức chân dung.
Vào tháng 5 năm 1507 vua Louis XII đến Milano và Leonardo chính thức chuyển sang phục vụ cho Louis XII với chức danh là họa sĩ triều đình và kĩ sư. Theo những ghi chép còn tồn tại, trong thời gian 7 năm Leonardo ở tại Milano (1506-1513) ông làm việc rất ít trong lãnh vực hội họa và kiến trúc. Ông đã cùng nghiên cứu về giải phẫu học với giáo sư Marcantonio della Torre. Bức chân dung tự họa bằng phấn đỏ hiện đang ở trong Biblioteca Reale tại Torino có thể được vẽ vào khoảng thời gian này khi ông gần 60 tuổi.Tháng 9 cùng năm ông phải trở về Firenze vì việc riêng tư không vui. Cha Leonardo qua đời vào năm 1504 dường như không để lại di chúc. Sau đó Leonardo đã có tranh tụng với 7 người em trai cùng cha khác mẹ về việc thừa kế gia tài của cha ông và sau đó là của một người chú bác. Việc kiện tụng kéo dài nhiều năm và bắt buộc Leonardo phải nhiều lần tạm ngưng công việc ở Milano để về Firenze, mặc dù đã có nhiều thư của Charles d'Ambois, vua Louis XII, của những người thân quen và đỡ đầu có thế lực khác để thúc đẩy sớm kết thúc việc kiện tụng này. Trong một bức thư gửi Charles d'Amboise vào năm 151, Leonardo đã nhắc đến việc kiện tụng sẽ sắp chấm dứt và viết về hai bức tranh Đức Mẹ mà ông sẽ mang về Milano. Người ta tin rằng một trong 2 bức tranh đó là bức Madonna Litta mà hiện nay một bản sao được trưng bày trong Viện bảo tàng Hermitage.
Tháng 6 năm 1512 triều đại Sforza trở lại nắm quyền lực ở Milano. Chỉ trong vòng vài tháng sau đó Leonardo và các học trò của ông rời Milano đi đến Roma phục vụ cho gia đình Medici. Nhờ ảnh hưởng của Giuliano de Medici, một người bạn của Leonardo và là người em trai trẻ tuổi nhất của giáo hoàng, Leonardo được cư ngụ trong Tòa thánh Vatican và có một xưởng vẽ riêng. Theo các nguồn tài liệu đáng tin cậy còn tồn tại trong thời gian này Leonardo chỉ vẽ hai bức tranh panel nhỏ cho một viên chức trong tòa thánh. Qua nhiều công trình nghiên cứu về giải phẫu học Leonardo đã khám phá ra chứng xơ cứng động mạch ở người già. Thế nhưng các ghi chép của ông về đề tài này chưa từng được công bố và đã mất tích hằng trăm năm trước khi tái xuất hiện. Sau khi ở tại Roma gần 2 năm Leonardo chấp nhận lời mời của vua Francoi I của Pháp đi đến nước Pháp.
Trong thời gian hơn 2 năm còn lại của cuộc đời Leonardo sống trong lâu đài Clos Lucé gần Amboise. Ông đã vẽ nhiều bức tranh như Leda và Thiên nga (hiện chỉ còn lại bản sao), phiên bản thứ hai của bức tranh Đức mẹ Đồng trinh trong hang đá . Leonardo mất ngày 2/5/1519.
Trong suốt cuộc đời của Leonardo, tài năng sáng tạo đặc biệt của ông và cũng như tất cả các các khía cạnh khác của cuộc sống của ông, luôn thu hút sự tò mò của người khác. Một trong những khía cạnh của ông là tôn trọng cuộc sống, thể hiện bằng việc ăn chay trường trên cơ sở đạo đức Kitô giáo và thói quen của ông, theo Vasari, mua chim và phóng sinh.
Leonardo đã có nhiều bạn bè là người nổi tiếng trong các lĩnh vực của họ hoặc có ý nghĩa lịch sử, bao gồm các nhà toán họcLuca Pacioli, mà ông đã cộng tác trong một cuốn sách trong thời 1490, cũng như Franchinus Gaffurius và Isabella d'Este, Leonardo đã không có quan hệ gần gũi với phụ nữ, ngoại trừ cho tình bạn của ông với hai chị em Este, Beatrice và Isabella. Ông đã vẽ một bức chân dung của cô trên cuộc hành trình xuyên qua Mantua, bây giờ bức tranh này bị thất lạc.
Ngoài tình bạn, Leonardo giữ bí mật cuộc sống riêng tư của mình. Cuộc sống tình dục của ông đã là chủ đề bị phân tích, châm biếm, và đầu cơ. Xu hướng này bắt đầu vào giữa thế kỷ 16 và đã được hồi sinh trong thế kỷ 19 và 20, đáng chú ý nhất qua Sigmund Freud. Mối quan hệ thân mật nhất của ông có lẽ với các học trò của mình Salai và Melzi. Melzi, khi viết thư để thông báo cho anh em của Leonardo về cái chết của ông, đã mô tả cảm xúc của Leonardo cho học sinh của mình là cả hai yêu thương và đam mê. Nó đã được khẳng định từ thế kỷ 16 rằng các mối quan hệ này có thể có tính chất tình dục hoặc khiêu dâm. Hồ sơ của tòa án năm 1476, khi ông được 24 tuổi, cho thấy Leonardo và ba người đàn ông trẻ khác bị buộc tội trong một sự cố liên quan đến một mại dâm nam nổi tiếng, nhưng nghi vấn buộc tội đã bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng. Kể từ đó ngày càng có nhiều giả thuyết viết về khuynh hướng đồng tính luyến ái giả định và vai trò của nó trong nghệ thuật của ông, đặc biệt là trong một số bản vẽ khiêu dâm.
Đã nhiều trăm năm trôi qua sau cái chết của thiên tài Leonardo nhưng cuộc đời thân thế và tác phẩm của ông vẫn luôn là điều quan tâm nghiên cứu và giải mã của nhiều thế hệ trước kia bây giờ và mai sau.
Một số tác phẩm của Leonardo :
*leonardo_da_vinci_027_500
Đức Mẹ Đồng Trinh trong hang đá (đá (1483-86)

*the_lady_with_an_ermine_500
Người đàn bà và con chồn (1488-1490)

5_0_23_1_500
Madonna Litta (1490-1491)

bua-tiec-cuoi-cung_500
Bữa ăn tối cuối cùng (1498)

leonardo_da_vinci_mona_lisa_500
Mona Lisa (1503-1505/1507)

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Họa sĩ Từ Bi Hồng

Tập tin:XuBeihong.jpg
Từ Bi Hồng (Hsu Pei Hung) 1895-1953
Sinh trưởng trong một gia đình làm nghề nông, ở trấn Kỷ Đình Kiều, huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Thân phụ của Ông là cụ Từ Đạt Chương, một họa gia dân gian khá nổi tiếng nhưng "lỡ vận" và mẹ là một thôn nữ đảm đang, hiền dịu. Gia đình Từ Bi Hồng có 6 anh chị em và ông là con trai trưởng. Nhờ thừa hưởng "gen hội họa" của cụ Từ Đạt Chương nên ngay từ thuở niên thiếu, Từ Bi Hồng đã được thân phụ truyền dạy về thư pháp, họa pháp, họa luận và cả kỹ thuật vẽ thủy mặc, hoa điểu, chân dung, tĩnh vật… Tuy nhiên, do gia cảnh bần hàn nên từ nhỏ Từ Bi Hồng đã phải sống một cuộc sống lam lũ, vất vả. Mới khoảng 6 tuổi, cậu bé họ Từ đã phải phụ giúp cha chép tranh, vẽ tranh chân dung, tranh phong cảnh để bán kiếm tiền đỡ đần gia đình. Thậm chí, Từ còn phải theo cha đi xa để làm nghề khắc dấu, viết câu đối thuê và vẽ tranh thờ cúng… Vì vậy, mới hơn 10 tuổi nhưng Từ đã tỏ ra tinh thông về Lục pháp luận của Tạ Hách, Lục yếu - Lục trường của Lưu Đạo Thuần và kỹ năng, kỹ thuật của hội họa truyền thống Trung Hoa.Chính những ngày theo cha đi vẽ thuê, vẽ mướn, Từ đã được tiếp cận, tìm hiểu về nghệ thuật phương Tây. Nhận thấy sự khác lạ giữa nghệ thuật Trung Hoa với nghệ thuật phương Tây, Từ tìm đến Thượng Hải để có thể vừa làm, vừa học. Nhưng, dự định của Từ bất thành vì thân phụ đột ngột qua đời. Ông đành phải trở về quê nhà mở lớp dạy vẽ, kiếm tiền giúp mẹ nuôi dạy các em. Song, Từ Bi Hồng vẫn âm thầm rèn luyện, "nuôi chí lớn". Năm 1916, Từ "lều chõng" và thi đậu vào trường Đại học Mỹ thuật Chấn Đán (Thượng Hải). Năm ấy, Từ tròn 21 tuổi. Xuất thân trong một gia đình nghèo khó nên ngay cả khi đã trở thành sinh viên Từ Bi Hồng vẫn phải vừa đi vẽ thuê, vừa học tập, nghiên cứu. Xác định Paris là "Kinh đô nghệ thuật" nên Từ quyết tâm học thêm tiếng Pháp để có thể được đi du học. Năm 1919, nguyện ước của Từ Bi Hồng trở thành hiện thực. Ông được qua Paris du học. Từ cũng tìm cách sang nhiều quốc gia như Italia Thụy Sỹ, Bỉ, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản và cả một số nước Đông Nam Á như Singapore, Indonesia… để nghiên cứu, học hỏi tinh hoa nghệ thuật của nhân loại. Năm 1927, sau thời gian dài du học ở hải ngoại. Từ Bi Hồng về nước và trở thành giáo sư của nhiều trường Đại học Mỹ thuật, học viện nghệ thuật và là Viện trưởng Học viện Nghệ thuật Bắc Kinh. Năm 1949, Trung Hoa giải phóng, Từ Bi Hồng được cử làm Viện trưởng Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh cho đến khi từ trần (1953).Ngựa trong tranh của Từ Bi Hồng vô cùng đặc sắc. Có thể nói Từ Bi Hồng là người đầu tiên vẽ phía sau của ngựa, lấy... mông ngựa làm tâm điểm trực diện của bức tranh. Trước đó các bậc tiền bối dù nổi tiếng về tài vẽ ngựa đến mức nào cũng không ai "lỡ" thử vẽ ngựa trong tư thế đó. Do đó, ông sớm nổi tiếng ngay từ hồi còn trẻ vì những bức hoạ có một không hai này. Vì vậy, Từ Bi Hồng được biết đến như một nhà kỳ tài về vẽ ngựa. Lý do thật đơn giản. Là con trong một gia đình địa chủ với hàng nghìn con ngựa quanh nhà, Từ Bi Hồng sớm hình thành sở thích ngắm ngựa. Và thật lạ lùng, ông có cảm giác: sức sống của con ngựa từ phía sau được thể hiện một cách rõ nét nhất. Thế là ông chỉ chuyên tâm tìm cách lột tả sức sống, vẻ đẹp của con ngựa từ phía sau của nó. Những bức tranh của Từ Bi Hồng dù lột tả ngựa ở dáng nào, tư thế nào đi nữa thì chúng cũng không bao giờ trong tư thế tĩnh, mà luôn chủ động ngoái nhìn hay đầy tràn căng sức bật. Đó là nét độc đáo và xuất sắc trong tranh của ông. Cuộc gặp gỡ định mệnh: Một lần Từ Bi Hồng đi ngang qua cánh đồng, thấy một nhân vật chăm chú vẽ những con tôm đang oằn mình giữa khoảng ruộng trước mặt. Từ Bi Hồng tò mò đến xem thử thì "bàng hoàng" nhận ra đây là một bậc kỳ tài bởi bức hoạ của ông quá đẹp. Sau đó Từ Bi Hồng kết bạn với người "hoạ sĩ vô danh" này. Và rồi cả hai người bạn trở thành một trong những nhà danh hoạ cận đại hàng đầu của Trung Quốc. Năm 1949, ông trở thành Hiệu trưởng Học viện Mỹ thuật Bắc Kinh với người trợ lý đắc lực là nhà danh họa Tề Bạch Thạch.
Với kiến thức đông - tây - kim - cổ, cùng với Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng là 1 trong 2 danh họa vĩ đại nhất của Trung Hoa thế kỷ XX và là một trong những danh họa lớn của thế giới. Nếu Tề Bạch Thạch nổi tiếng với biệt tài vẽ tôm thì Từ Bi Hồng được cả thế giới biết về biệt tài vẽ ngựa. Mặc dù lịch sử nghệ thuật Trung Hoa đã từng có những họa gia vẽ ngựa "một thời vang bóng" như Hàn Cán (đời Đường), Lý Công Luân (đời Tống), song ngựa trong tranh Từ Bi Hồng vẫn có nét độc đáo riêng và có phần "sống" hơn. Nhờ tiếp thu phương pháp hình họa của phương Tây, Từ Bi Hồng có điều kiện ký họa, nghiên cứu sâu về đặc điểm, cấu trúc, giải phẫu, hình dáng của loài ngựa. Ông đã vẽ rất nhiều về ngựa với đủ loại: độc mã, song mã, tam-tứ mã và cả bầy ngựa tung bờm, tung vó, phi nước đại… cực kỳ sinh động. Không những thế, Từ Bi Hồng còn thể nghiệm và thực hiện nhiều bút pháp, chất liệu: thủy mặc, thư pháp, ký họa, bạch miêu, tốc họa, hý họa, sơn dầu… với đủ các thể tài, thể loại, như: tùng - bách, trúc - mai, hoa - điểu, phong cảnh, chân dung lãnh tụ, danh nhân, anh hùng, công nhân, nông dân, binh sĩ, nhân vật lịch sử, thần thoại và vô vàn tranh vẽ về chim, thú: gà, ngỗng, chim ưng, trâu, hổ, gấu, sư tử…
Từ Bi Hồng là danh họa đầu tiên có công chấn hưng nền nghệ thuật Trung Hoa đương đại. Đó là việc Từ Bi Hồng đã dung hòa 2 dòng nghệ thuật Đông - Tây, tạo cho nền nghệ thuật Trung Hoa hiện đại một "hơi thở mới". Là một đạo sư danh tiếng của Hội nghiên cứu Họa pháp dân tộc - trường Đại học Bắc Kinh, Từ Bi Hồng đã dung hợp phương pháp tạo hình của hội họa cổ điển châu Âu với lối ước lệ của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Đồng thời, ông đã vận dụng kỹ thuật, phương pháp hình họa, lối tả thực vào quốc họa và là người đầu tiên "Trung Hoa hóa" nghệ thuật sơn dầu. Bên cạnh những tranh vẽ ngựa, Từ Bi Hồng còn để lại cho hậu thế vô vàn tác phẩm trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Cửu Phương Cao, Điền hoành ngũ bách sỹ, Ngu Công dời núi, Sư tử vươn mình, Chân dung Tagor, Chân dung Thánh Gandhi…Riêng về lĩnh vực giáo dục và học thuật, Từ Bi Hồng đã có công đào tạo nên nhiều thế hệ họa sỹ, nghệ sỹ cho Trung Hoa và là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu như: Phương pháp cách tân quốc họa, Phục hưng nghệ thuật Trung Hoa… Mặt khác, ông còn xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức và giáo trình nghệ thuật Trung Hoa đương thời.Không chỉ là một đại danh họa, Từ Bi Hồng còn là một nhà yêu nước, nhà hoạt động xã hội nhiệt thành và là một nhà giáo dục xuất sắc của Trung Hoa và thế giới. Ông từng là đồng chí và có quan hệ gần gũi, mật thiết với những nhà tư tưởng tiến bộ như: Khang Hữu Vi, Gandhi, Lỗ Tấn, Tagor… Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, Từ Bi Hồng được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Mỹ thuật gia Trung Hoa. Tiếp đó, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội và là đại biểu của nước CHND Trung Hoa đi dự Đại hội Hòa bình Thế giới lần thứ nhất. Chính vì vậy, Từ Bi Hồng được tôn vinh là nhà cách mạng nghệ thuật kiệt xuất và là danh họa vẽ ngựa số I.
Với những công lao đóng góp cho cách mạng và nghệ thuật, khi qua đời, thi hài của danh họa Từ Bi Hồng được mai táng tại Nghĩa trang Công mộ liệt sĩ cách mạng ở Bát Bảo Sơn (Bắc Kinh). Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đại danh họa Từ Bi Hồng đi xa, song tên tuổi và sự nghiệp của ông vẫn sống mãi trong trái tim của hàng triệu người yêu nghệ thuật. Và, cho đên nay, Từ Bi Hồng vẫn là danh họa vẽ ngựa số I của thế giới.
Ngay từ đầu thế kỷ 20, tầm ảnh hưởng của Từ Bi Hồng đã vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc. Hiện nay, tranh của ông vẫn gây tiếng vang cả ở trong lẫn ngoài nước
Tập tin:XuBeihong-Pferd.jpg






Bức tranh triệu đô tác giả là người Việt nam ?

Đấu giá thư họa Trần Nhân Tông
TT - Bản phục chế cuộn thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đã được mua với giá bất ngờ: 1,8 triệu USD. Nhân vật chính trong tranh chính là sơ tổ phái thiền Trúc Lâm Việt Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi, khởi sự giáo hóa chúng sinh.

Một tiết đoạn từ họa phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ
Một cuộc đấu giá xôn xao dư luận
Trên Khắc Lạp Mã Y nhật báo (nhật báo của thành phố Karamay, Tân Cương) số ra ngày 18-7-2012 có bài “Tiên phẩm thưởng - Tái thu tàng” phỏng vấn ông Lý Bách Lâm, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thư - họa Trung Quốc. Trong bài, ông Lý nói đến việc đại chúng hóa, xã hội hóa công tác sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, thực chất là đấu giá để có thể mua bán, trao đổi trong công chúng. Ông đề cập đến “hiện tượng phi lý tính”, đấu được giá rất cao ngoài dự liệu đối với một số tác phẩm, cụ thể là: “Tháng 4 năm nay, ở hội đấu giá tinh phẩm thư họa, Công ty đấu giá Bảo Lợi, Bắc Kinh đưa ra đấu giá bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ của họa gia đời Nguyên Trần Giám Như. Trong lịch sử hội họa Trung Quốc không có ghi chép gì về Trần Giám Như. Họa phẩm này đấu giá với mức giá khởi điểm là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 160 USD), không ngờ qua nhiều vòng tranh giá, một khách mua đã kết thúc cuộc đấu giá với mức 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu USD), cộng thêm tiền môi giới, giá cuối cùng giao nhận tranh là 11,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu USD)”.
Cuộc đấu giá nói trên mang tên “Trung Quốc thư họa” do Công ty đấu giá quốc tế Poly (Bảo Lợi, Bắc Kinh) tổ chức ngày 23-4. Tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ đã được Trung Quốc xếp hạng quốc bảo bậc nhất lẽ nào lại được đưa ra phát mãi như thế? Được biết năm 2006, một công ty ở Bắc Kinh phối hợp với Bảo tàng Liêu Ninh dùng kỹ thuật cao phục chế những kiệt tác mỹ thuật từng lưu giữ trong Thanh cung, đưa ra triển lãm. Trúc Lâm đại sĩ là một trong số đó, và cuộn tranh được đấu giá trong tháng 4 vừa qua chỉ là bản phục chế cao cấp đã được triển lãm năm 2006. Thông tin về người mua không được công bố nhưng khi một bản phục chế đã được mua với giá cao bất thường như vậy, bản gốc “quốc bảo” đang được lưu giữ ở Bảo tàng Liêu Ninh hẳn nhiên là vô giá.
Số phận chìm nổi
Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ được họa sư Trần Giám Như hoàn thành năm 1363, sau lại được các danh sĩ đời Minh viết nối thêm lời bình dẫn, tôn vinh Trúc Lâm đại sĩ. Thư pháp đặc sắc của họ hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư - họa, có tổng chiều dài lên đến 3m. Bài dẫn của Dư Đỉnh viết năm 1420 cho biết: “Nay bức họa miêu tả lúc ông (Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Đại sĩ ngồi trên cáng, còn các tùy tùng đều khoác áo tăng. Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người đội mũ vàng, cưỡi trâu, ấy hẳn là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Cung nghênh trên đường chính là con của đại sĩ, người nối ngôi, thay cha trị nước”. Sự hiện diện của đạo sĩ Trung Hoa Lâm Thời Vũ trong tranh là dấu tích giao lưu văn hóa Việt - Trung, và cũng là chứng tích hòa đồng Tam giáo thời Trần. Đến đời Thanh, bức thư - họa này được sưu tập, bảo tồn trong hoàng cung.
Năm 1922, hoàng đế cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, nhân đó bí mật “tuồn” ra ngoài hơn 1.300 bảo vật, trong đó có cả bức thư họa nói trên. Lưu lạc trong chiến cuộc, đến năm 1949, số báu vật này mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích.
Năm 1998, người viết có nhờ liên lạc với Bảo tàng Liêu Ninh xin sao chụp tác phẩm trân quý này nhưng rất tiếc không được đáp ứng. Khi ấy, những gì thu thập được vẫn thuần là văn bản, bức họa chỉ dựa vào tài liệu ghi chép mà hiển thị trong tưởng tượng. Vì vậy, trong bài “Diện mạo Trần Nhân Tông qua Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” (Tạp chí Hán Nôm, 2-1999) đành ngậm ngùi hi vọng một ngày nào đó sẽ tìm lại được Trúc Lâm đại sĩ (dù chỉ là phiên bản). Năm 2004, Bảo tàng Liêu Ninh triển lãm và công bố các báu vật bị thất tán thời Phổ Nghi, nhưng phải đợi đến cuộc đấu giá ấn tượng tháng 4-2012, công chúng mới được thấy hình ảnh của Trúc Lâm đại sĩ đăng tải rộng rãi trên Internet.
Di ảnh Trần Nhân Tông lưu giữ đến nay chỉ còn đôi ba bức họa và tôn tượng. Với Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, lần đầu tiên người xem được diện kiến ảnh tượng Phật Hoàng (ngồi cáng) an nhiên mà sinh động xuống núi khởi sự giáo hóa chúng sinh
Trúc Lâm đại sĩ và tâm thức Việt
Hoàn cảnh và nguyên nhân sáng tác của bức thư - họa là những vấn đề cần nghiên cứu: Họa sư Trần Giám Như nguyên tịch ở đâu? Vì sao lại lấy Trúc Lâm đại sĩ làm chủ đề cho tác phẩm của mình? Bức thư - họa này còn có khả năng liên quan đến một cộng đồng người Việt họ Trần lưu lạc sang Trung nguyên thời ấy. Nhân truy tìm bóng hình của Phật Hoàng mà người viết nhận ra sức sống bền lâu của sự kiện “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn”: nghệ nhân trứ danh thời Minh Trình Quân Phòng còn lưu lại một nghiên mực chạm khắc công phu sáu mặt dựa theo cảnh tượng trong Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ; nghệ nhân đời Thanh tiếp tục mô phỏng tuyệt tác của họ Trình để làm nghiên mực gốm sứ. Câu hỏi vì sao lại có hiện tượng này cũng đang chờ lời giải đáp.
Sự việc bức thư - họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ cho thấy nhiều tư liệu phản ánh lịch sử, giao lưu văn hóa của dân tộc vẫn còn lưu tán ngoài nước. Nhận biết và sưu tầm kịp thời các mảnh vỡ này, góp phần phục dựng bức tranh quá khứ của đất nước là trách nhiệm của những người hôm nay. May mắn có được phiên bản trọn vẹn của tác phẩm trân quý này, chúng tôi hi vọng sẽ sớm có dịp chia sẻ với công chúng cùng với một nghiên cứu mới và bản dịch toàn bộ tư liệu văn chương phụ đính trong cuộn thư - họa.
Toàn bộ cuộn thư - họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ
Bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ (竹 林 大 士 出 山 圖) do họa sư đời Nguyên Trần Giám Như (陳鑑如) sáng tác vào năm 1363. Nhân vật trung tâm trong bức vẽ là đại sĩ Trúc Lâm, tức vua Trần Nhân Tông (1258-1309), người đã hai lần chặn đứng vó ngựa Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288, nhường ngôi cho con vào năm 1293, hoàn toàn dứt bỏ cả gia tư lẫn triều chính để tu Phật từ năm 1299, đại giác và trở thành đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Họa phẩm của Trần Giám Như thật đáng chú ý vì lẽ nó là tác phẩm của một danh họa sống dưới một vương triều từng bị đánh bại đôi lần bởi vị hoàng đế trong tranh, và chủ nhân của bức thư họa, Trần Quang Chỉ (陳 光 祇), có thể là một hậu duệ nhà Trần, chưa rõ vì lẽ gì đã lưu lạc đến Hoa Hạ và định cư tại đây. Bức tranh không chỉ khắc họa một sự kiện lịch sử - đại sĩ Trúc Lâm xuống núi sau khi giác ngộ, mà còn hé lộ chân dung của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và cả con của ngài, Hoàng đế Trần Anh Tông (1267-1320), những chân dung vốn rất hiếm hoi trong di sản nghệ thuật còn bảo tồn được ở Việt Nam.
Bức họa được hoàn thành vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 14, một thập niên đánh dấu sự suy sụp của nhà Nguyên và sự khởi đầu của Minh triều. Dù rằng các bài bình dẫn trong cuộn thư họa không hề nhắc đến những chiến tích hào hùng của Trần Nhân Tông, ngay trong lớp áo tăng già, hình ảnh của vị hoàng đế nước Nam này vẫn gợi lên những năm tháng hào hùng, bất khuất, không thể nào phai trong tâm não người dân Việt. Các lời bình tán trong cuộn tranh hầu hết được viết trong khoảng 1420-1423, những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 15 khi nhà Minh đã xác lập xong ách thống trị ở Việt Nam, nhưng cũng chính là lúc nghĩa quân Lam Sơn gian khổ, kiên cường chống quân xâm lược.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Tranh Cát Động - Đài TH Cần Thơ

Vừa qua chương trình "Sắc màu Nghệ thuật" Đài truyền hình Tp Cần Thơ có đến phỏng vấn và ghi hình về đề tài Tranh cát động. Vài hình ảnh trong buổi ghi hình :

Trao đổi trước khi ghi hình

Một số thành viên CLB Tranh Cát Động VN cùng tham gia chương trình
MC Hồng Mỵ và nhóm phóng viên tác nghiệp

Được lên TV em cố cười toe toét dưng khúc này bị cut (chắc do cười xấu wá)

Xong roài, mừng quá !!!
Và đây là Video clip tải xuống chương trình của Đài THTPCT đã phát ngày 8-8-2012 các bạn xem ủn hộ mình nhe :












Vừa qua chương trình "Sắc màu Nghệ thuật" Đài truyền hình Tp. Cần Thơ có đến nhà mình ghi hình về đề tài Tranh cát động. Vài hình ảnh trong buổi ghi hình :


Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Những năm gần đây một số thành phố lớn của VN xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật mới lạ. Nghệ thuật đường phố (Street Art) là một trong những số đó. Nhạc đường phố đối với nước ngoài không có gì xa lạ, nhưng ở VN khi xuất hiện nó gợi cho người ta sự tò mò. Buổi sáng chủ nhật tuần rồi có việc chạy ngang công viên Gia Định tôi có dịp được dự khán một show trình diễn của band Nhạc đường phố khá hoành tráng

Dàn âm thanh khủng

Band nhạc áo đỏ- mũ trắng cowboy

Một thành viên nữ bên những anh chàng bụi bụi mang phong cách đường phố

Rất đông khán giả theo dõi và cổ vũ

Bác nữ vừa mới hoàn thành bài thể dục buổi sáng, giờ lót dép thưởng thức nghệ thuật free.

Videoclip của nhóm nhạc đường phố này :