Mấy hôm nay các báo trong nước ( báo giấy & báo mạng) xôn xao với sự kiện người mẫu Ngọc Quyên chụp ảnh nude bảo vệ môi trường.Vấn đề tuy không mới, nhưng cứ mỗi lần xuất hiện y như rằng nude lại làm dậy sóng dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng, với những nhận định, phân tích, mổ xẻ của đủ thành phần từ người trong giới đến kẻ ngoại đạo.
Trong quá khứ văn hóa phương Đông nói chung, người Việt nói riêng do ảnh hưởng của Nho giáo phẩm chất người phụ nữ được đóng khung theo tiêu chuẩn " Tam tòng, tứ đức". Biểu hiện của một phụ nữ đàng hoàng là người dịu dàng, ăn mặc kín đáo, một chút hớ hênh lệch chuẩn sẽ bị đánh giá là lẳng lơ thiếu đứng đắn. Việc miêu tả : " Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm..." cũng có thể bị quy vào loại dâm thư. Bức "Hái dừa" của dòng tranh dân gian Đông Hồ đã là quá táo bạo rồi. Một xã hội khép kín thu mình trong bờ tre ao cá thỏa mãn với những tiêu chuẩn về "Chân Thiện Mỹ " từ hàng ngàn năm như thế, thay đổi góc nhìn không phải là công việc một sớm một chiều.
Nude (khỏa thân) đơn lẻ hành vi này thường được liên tưởng với sex, mà sex đối với người Á Đông lại là vấn đề hết sức tế nhị, ít khi được đề cập một cách thẳng thắn, rộng rãi, công khai. Trong khi đó các nước phương tây hiện nay quan niệm: sex cũng là một nhu cầu bình thường như nhu cầu ăn- uống - ngủ - nghỉ...ai cũng cần.
Môi trường sống & giáo dục, cũng là một yếu tố quan trọng hình thành nên nhận thức về nude. Chuyện đơn cử, tôi có hai đứa con : một gái, một trai từ khi chào đời chúng đã thấy những bức tranh treo trên tường ngoài những bức phong cảnh còn có những bức họa khỏa thân, lớn lên chút chúng cũng thỉnh thoảng vẫn thấy bố vẽ những bức tranh khỏa thân và chúng coi đó là chuyện bình thường. Rồi thằng bé nhà tôi tới tuổi đi trường Mầm non, trong một lần đến đón con, thấy cô giáo cứ nấn ná mãi, bà xã tôi nghĩ chắc có chuyện gì, hỏi tới thì cô giáo bảo khi tìm hiểu hoàn cảnh từng bé trong lớp, lúc hỏi con trai tôi : "Ba con làm gì ?" thằng bé trả lời "bố con làm vẽ " " Thế bố vẽ gì" " Bố vẽ cô gái ở truồng" Vì vậy mới có cái sự nấn ná và câu hỏi " Bé nói vậy có phải không chị?" câu trả lời là " Vâng bố cháu là họa sĩ".
Những sinh viên mỹ thuật, ai chẳng được dạy những tiết học về anatomy. Những bài ký họa người mẫu khỏa thân là bài học bắt buộc. Quan niệm về nude đối với giới họa sỹ thì đã rõ người mẫu khỏa thân cũng chỉ là đối tượng sáng tác như một bông hoa đẹp, như cây cầu bắc ngang sông thậm chí như... một đống cỏ khô trong tranh của ông Edouard Manet .
Hồi xưa khi dạy về vẽ cơ thể người, tôi nhớ đại khái thầy nói : "Trong tất cả tạo vật trong vũ trụ, những đường cong, nét lượn trên cơ thể phụ nữ là tạo vật đẹp nhất được tạo hóa sáng tạo ra"
Vấn đề ở chỗ chuyển tải trình bày tác phẩm ấy thành công thế nào lại thuộc về trình độ tay nghề và cái tâm của người nghệ sỹ cộng với một công chúng biết cảm thụ nghệ thuật.
Goya một họa sỹ Tây Ban Nha cách đây 200 năm từng nói :
"This is a work naked perfection of the Creator. The sense of sexual misconduct was naked on the nature of the frail crook. "
" Sự trần truồng là một tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hóa, những ý thức tà dâm về sự trần truồng đó là bản chất của kẻ gian manh"
"This is a work naked perfection of the Creator. The sense of sexual misconduct was naked on the nature of the frail crook. "
" Sự trần truồng là một tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hóa, những ý thức tà dâm về sự trần truồng đó là bản chất của kẻ gian manh"
Ranh giới giữa nude và naked thật mong manh lắm thay !
Chính vì nền tảng nhận thức về nude không đồng nhất do những yếu tố môi trường, giáo dục và định kiến xã hội mà bộ môn Body art nói chung và chụp ảnh nude nói riêng ở VN sẽ còn là đề tài gây nhiều tranh cãi .
Xã hội Việt Nam kể từ khi mở cửa, hòa nhập với thế giới, ngoài sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường, nước ta còn có dịp tiếp nhận nhiều loại hình văn hóa tinh thần mới lạ, không có trong truyền thống, thời gian chưa đủ để những yếu tố văn hóa tinh thần đó thích nghi, điều chỉnh và bén rễ trong điều kiện "thổ nhưỡng" mới. Cũng có thể đó là những thể nghiệm tiền đề trước khi được chấp nhận như một phần giá trị trong kho tàng văn hóa dân tộc.
By Thế Nhân artist.
Xã hội Việt Nam kể từ khi mở cửa, hòa nhập với thế giới, ngoài sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường, nước ta còn có dịp tiếp nhận nhiều loại hình văn hóa tinh thần mới lạ, không có trong truyền thống, thời gian chưa đủ để những yếu tố văn hóa tinh thần đó thích nghi, điều chỉnh và bén rễ trong điều kiện "thổ nhưỡng" mới. Cũng có thể đó là những thể nghiệm tiền đề trước khi được chấp nhận như một phần giá trị trong kho tàng văn hóa dân tộc.
By Thế Nhân artist.