Trên con đường tiến hóa và phát triển cùng với việc phát minh ra những công cụ phục vụ cho công cuộc sinh tồn , ngôn ngữ con người cũng dần hoàn thiện và phát triển theo thời gian, ngày nay theo các nhà nghiên cứu, ngôn ngữ không phải đặc ân chỉ dành riêng cho loài người mà các giống loài khác cũng có hệ thống ngôn ngữ, tín hiệu riêng rất đa dạng và phong phú dùng cho việc trao đổi thông tin như :
Vị trí khu vực săn mồi, hay cảnh báo những nguy cơ cho đồng loại . Khác với những loài vật khác , để lưu lại những hoạt động săn bắn, hái lượm hay hình ảnh những loài thú, người tiền sử đã vẽ hoặc khắc chúng lên vách đáhang động nơi sinh sống của họ. Bằng những công cụ thô sơ với màu sắc từ than củi hay khoáng chất ngoài thiên nhiên các “họa sỹ” đã lưu lại cho hậu thế nhiều ngàn năm sau những tác phẩm độc đáo và giá trị. Như vậy NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ra đời ngay từ buổi bình minh của nhân loại và luôn gắn bó, phục vụ, phát triển cùng loài người . Khi trình độ văn minh phát triển cao hơn, con người phát minh ra chữ viết , Nghệ thuật tạo hình không vì vậy mà bị mai một đi. Ở mỗi nền văn hóa , ở mỗi dân tộc , nghệ thuật tạo hình phát triển theo những sắc thái riêng, với những quy tắc và chuẩn mực đôi khi trái ngược nhau . Từ Đông sang Tây từ khu vực lạnh giá tuyết phủ đến những vùng nắng lửa quanh năm. Qua từng thời kỳ của lịch sử, Nghệ thuật tạo hình cũng có những bước thăng trầm, biến đổi không ngừng. Thời tiền sử nghệ thuật Hang động phản ánh thời kỳ mông muội sơ khai cuộc sống con người và tự nhiên, bước sang thời kỳ trung cổ nghệ thuật tạo hình hầu như phục vụ cho mục đích tôn giáo . Thời kỳ Phục Hưng chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Nghệ thuật tạo hình nói chung, đặc biệt ở bộ môn Hội họa nói riêng, những quy tắc, tỷ lệ được phát triển và tuân thủ nghiêm ngặt, thời kỳ này đã để lại cho nhân loại những kiệt tác cùng những tên tuổi lớn như: Leonard de Vinci, Michelangelo, Raphael….
Lịch sử cận đại chứng kiến sự nở rộ của nghệ thuật tạo hình trên mọi phương diện . Bắt đầu vào năm 1886 khởi phát từ Paris với sự ra đời của trường phái Ấn Tượng và sau nữa là Hậu Ấn Tượng đã làm thay đổi sâu sắc về quan điển hội họa cũng như phong cách hội họa. Bằng việc thoát ra khỏi những quy tắc ràng buộc của phong cách cổ điển , người nghệ sỹ đương đại không chấp nhận việc sao chép và miêu tả tự nhiên, trong sáng tác người ta giành ưu tiên cho cấu trúc và ý tưởng thể hiện cảm xúc chủ quan của người nghệ sỹ . Nghệ thuật đương đại đã khai sinh ra nhiều khuynh hướng nhiều trào lưu như : Trường phái Tượng trưng, trường phái Biểu hiện, trường phái Trừu tượng, trường phái Lập thể…Với những nhân vật được coi như những bậc thầy Georges Seurat, Paul Cézanne, Van Gogh , Paul Gaugin Picasso…. , Nhìn chung những khuynh hướng, những trào lưu nghệ thuật đương đại là sự phủ nhận quá khứ, phủ nhận những giá trị thẩm mỹ mà nghệ thuật cổ điển đã mang lại, điều này cũng có mặt tích cực của nó, cũng như đặc thù các cuộc cách mạng là sự thay cũ đổi mới, các trào lưu nghệ thuật đương đại đã dứt bỏ quá khứ , khi sự lệ thuộc và ám ảnh không còn, tư duy sáng tạo mới sẽ có điều kiện phát huy. Tuy nhiên với công chúng và cả với các nhà chuyên môn sự tranh cãi về tính Chân Thiên Mỹ vẫn còn dài . Bởi nghệ thuật là một phạm trù đặc biệt, nó sản sinh ra loại sản phẩm đặc biệt được ra đời bằng trí tưởng tượng, đôi khi ngay cả người sáng tạo ra nó cũng không hiểu được.
Chỉ là những cảm nhận cá nhân dựa trên những hiểu biết ít ỏi , chia sẻ cùng các bạn những suy nghĩ về thế giới mênh mông của bộ môn nghệ thuật tạo hình trong bối cảnh hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã comment. Rất mong sẽ nhận được nhiều đóng góp cho blog của chúng tôi !