Vì sao nghệ
thuật hiện đại lại tồi tệ đến vậy?
“Mona Lisa”, “Đức Mẹ khóc Chúa
Jesus”, “Cô gái đeo hoa tai ngọc trai”… Trong vòng hai mươi thế
kỷ, các nghệ sĩ đã làm xã hội phương Tây phong phú hơn bằng những tác phẩm đẹp
đến kinh ngạc của họ. Từ Leonardo da Vinci, Rembrandt, đếnBierstadt… các
bậc thầy nối tiếp bậc thầy đã cho ra đời vô số những tác phẩm khơi gợi niềm cảm
hứng cho lớp người đi sau chúng ta. Những tác phẩm ấy, chúng nâng cao và khiến
chúng ta thêm sâu sắc trong nhận thức. Và các bậc thầy ấy đã tạo nên điều này
bằng cách đòi hỏi chính bản thân phải đặt ra những chuẩn mực cao nhất cho
sự hoàn thiện, dựa trên tác phẩm của mỗi thế hệ đi trước, để từ
đó tiếp tục khao khát vươn tới những đỉnh cao hơn ở thế hệ của mình.
Nhưng từ thế kỷ 20, đã có
một điều kỳ lạ xảy ra. Tính uyên thâm, sự truyền cảm
và cái đẹp đã bị thay thế bởi cái mới, sự khác biệt và xấu xí. Ngày hôm nay, sự
ngớ ngẩn, vô nghĩa và tởm lợm toàn diện lại được đưa lên như cái hay nhất của
nghệ thuật.
Nếu như Michelangelo từng mất hàng trăm, hàng ngàn giờ để
tạc bức tượng David của ông từ đá thì bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles
(LACMA) chỉ cho chúng ta xem đá – một tảng đá đúng nghĩa – nặng tới 340 tấn.
“Khối lượng bay lên” (Levitated
Mass) – 2012 của Michael Heiser – Một tảng đá nặng 340 tấn (Bảo
tàng Nghệ thuật Los Angeles). Tạp chí Complex Magazine đã liệt tác phẩm này vào
1 trong 50 tác phẩm có tính biểu tượng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Chuẩn mực đã trượt sâu xuống như vậy đấy! Thế nhưng, việc này đã
xảy ra như thế nào? Làm sao mà điều cốt lõi của nghệ thuật (tính Chân – Thiện –
Mỹ) hướng tới sự hoàn hảo và xuất sắc của một ngàn năm lại chết rụi hết như
vậy?
Nó không chết. Mà chính
xác là nó đã bị gạt ra. Vào nửa cuối thế kỷ 19, một nhóm nghệ sĩ được gán cho
cái tên “Các hoạ sĩ Ấn Tượng” đã
nổi loạn chống lại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Pháp, chống lại sự đòi hỏi phải tuân
theo các chuẩn mực cổ điển của hoạ viện. Bất kể ý đồ của họ là gì, các hoạ sĩ
thuộc trường phái mới này đã gieo rắc những hạt giống đầu tiên của chủ nghĩa
thẩm mỹ tương đối với tư duy: “Cái đẹp là ở trong mắt người
xem”.
Ngày nay ai cũng thích
các hoạ sĩ Ấn tượng. Và cũng như hầu hết các cuộc cách mạng, thế hệ đầu tiên
này (hay đại loại như thế) đã sản sinh ra các tác phẩm có giá trị đích thực. Monet, Renoir,Degas… vẫn còn gìn giữ được những yếu tố của hình hoạ
và cách thể hiện chính thống, nhưng với mỗi thế hệ mới ra đời, chuẩn mực lại
suy thoái cho đến khi không còn chuẩn mực nào nữa. Tất cả những gì còn lại chỉ
là sự biểu hiện cá nhân.
Biểu đồ sự suy thoái của chuẩn
mực nghệ thuật. Theo biểu đồ này chuẩn mực nghệ thuật tụt xuống số 0 kể từ
những năm 1970 khi nghệ thuật ý niệm, nghệ thuật trình diễn và nghệ thuật sắp
đặt ra đời.
Sử gia nghệ thuật nổi
danh Jacob Rosenberg từng viết rằng:“Chất lượng trong nghệ thuật “không đơn thuần là quan điểm cá nhân
mà có thể được dõi theo một cách khách quan cao độ.”. Nhưng
ngày nay ý tưởng cho một chuẩn mực tổng quát về chất lượng trong nghệ
thuật, nếu không bị công khai chế giễu, thì cũng thường gặp phải sự
phản biện mạnh mẽ.
“Vậy làm thế nào để đo lường
được nghệ thuật một cách khách quan?” – Người ta hỏi tôi
như thế. Để trả lời, tôi đơn giản chỉ cho họ thấy sự khác nhau giữa nghệ thuật
được sinh ra bởi các chuẩn mực so với những gì được sản sinh bởi chủ nghĩa
tương đối.
Loại thứ nhất cho chúng
ta các tác phẩm như “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” hay “Cái chết của lực sĩ giác đấu”.
“Sự ra đời của Thần Vệ Nữ” (The
Birth of Venus) – 1486 của Sandro Botticelli – Tempera trên ván gỗ
“Cái chết của lực sĩ giác đấu”
(Dying Gaul) – Bản sao La Mã cổ đại từ một bức tượng Hy Lạp cuối Thế Kỷ thứ 3
trước CN
Trong khi loại thứ hai
cho chúng ta “Đức Mẹ Đồng Trinh Mary”được tạo
bởi phân voi cùng các hình ảnh khiêu dâm, hay “Petra” – một bức
tượng đoạt giải thưởng mô tả một nữ cảnh sát đang ngồi xổm tiểu tiện, được nhấn
mạnh bởi một vũng nước tiểu bằng nhựa tổng hợp.
“Đức Mẹ Đồng Trinh Mary” (The
Holy virgin Mary) – 1996 của Chris Ofili – Chất liệu hỗn hợp gồm sơn dầu,
nhựa polyester, phân voi, và dán các hình ảnh bộ phận sinh dục nữ.
“Petra” (2010) của Marcel
Walldorf – Tượng silicon và kim loại. Bức tượng đã đoạt giải ba, trị giá 1000
euro, của Kunstpreis für Nachwuchskünstler (giải thưởng cho các hoạ sĩ trẻ) của
quỹ Leinemann năm 2011. Hội đồng chấm giải cho rằng bức tượng đã chỉ rõ “sự
khác biệt giữa lĩnh vực công cộng và lĩnh vực riêng tư”. – wiki
Thiếu các chuẩn mực thẩm mỹ, chúng ta không có cách nào để thẩm
định tính thẩm mỹ hay phế phẩm. Đây là một bài kiểm tra của tôi dành cho các
sinh viên cao học, tất cả đều rất tài năng và được đào tạo tốt.
“Hãy phân tích bức hoạ sau đây
của Jackson Pollock và giải thích vì sao nó đẹp.”
Chỉ sau khi họ cho tôi
những câu trả lời rất hùng hồn như: Ấn tượng, Độc đáo…
hay “Đó là sự cân bằng mang tính ngẫu nhiên một cách tuyệt đối”…
thì tôi mới cho họ biết rằng bức hoạ ấy, thực ra chỉ là một mảnh chụp gần cái
tạp dề dính màu mà tôi mặc khi vẽ. Nhưng tôi không chê trách họ. Ở địa vị họ,
có lẽ tôi cũng sẽ làm như vậy… bởi gần như không thể phân biệt được tranh của
Pollock với cái tạp dề vấy màu của tôi.
Đây là toàn bộ cái tạp dề của
Robert. Khi ra đề bài cho sinh viên, ông crop đoạn phía trên lại thành 1 bức
tranh.
“Vậy ai sẽ xác định phẩm chất?” –
đó là một thách thức khác mà tôi gặp phải. Nếu thành thực về trí tuệ, tất cả
chúng ta đều biết những tình huống nào sẽ được ghi nhận và phụ thuộc vào sự
giám định chuyên nghiệp. Hãy lấy ví dụ với môn trượt băng nghệ thuật, nơi mà sự
xuất sắc được đánh giá bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này. Rõ ràng bạn
sẽ lấy làm buồn cười trước một thí sinh ngã lăn trên sân rồi lại yêu cầu tiết
mục của anh ta phải sánh ngang với một vận động viên tốt nhất.
Chẳng những chất lượng giảm sút, mà đề tài cũng đi từ sự thăng
hoa tới rác rưởi. Ở nơi mà trước kia các nghệ sĩ từng dùng tài năng của mình để
thể hiện những tác phẩm có giá trị, mang tính toàn vẹn từ lịch sử, văn chương,
tôn giáo đến thần thoại… thì ngày nay, nhiều nghệ sĩ chỉ đơn thuần dùng nghệ
thuật của họ như 1 thứ tuyên ngôn, không nằm ngoài mục đích gây sốc. Các nghệ
sĩ trong quá khứ đôi khi cũng thể hiện tuyên ngôn, nhưng những giá trị xuất sắc
về mặt thị giác trong các tác phẩm của họ không bao giờ phải trả giá.
Thế nhưng, lỗi không chỉ thuộc về các nghệ sĩ. Cái gọi là cộng
đồng nghệ thuật cũng có lỗi giống như vậy. Đó là các giám đốc bảo tàng, chủ
gallery hay các nhà phê bình nghệ thuật… Những người đã khuyến khích
và tạo điều kiện tài trợ cho những thứ rác rưởi lên ngôi. Chính họ là người đã
bênh vực thể loại tranh tường (grafitti) và gọi đó là thiên tài hay ủng hộ cho
sự tục tĩu và coi đó là ý nghĩa. Thực chất, những đối tượng này mới chính là
những ông vua cởi truồng của nghệ thuật, bởi lẽ còn ai khác bỏ ra 10 triệu
dollars cho một hòn đá và nghĩ đó là nghệ thuật?
Vậy tại sao chúng ta lại là nạn nhân cho tất cả thứ thị hiếu tồi
tệ đó?
Không, chúng ta không là nạn nhân! Bởi chúng ta có thể thay đổi.
Suy cho cùng, thì một
gallery nghệ thuật cũng chỉ là một nơi kinh doanh như bất kỳ nơi kinh doanh nào
khác. Nếu sản phẩm làm ra không thể bán được, nó sẽ không được làm ra nữa.
Chúng ta có thể ủng hộ các tổ chức như The Art Renewal Center (Trung
tâm làm mới nghệ thuật) với những hoạt động nhằm khôi phục các chuẩn mực khách
quan của nghệ thuật. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể ủng hộ việc giảng dạy bộ
môn thưởng thức nghệ thuật cổ điển trong các trường học.
Hãy ủng hộ những thứ chúng ta biết là tốt và phớt lờ những gì
không phải như thế.
Tiện thể nói luôn, cái nền trắng các bạn đang nhìn thấy sau lưng
tôi không đơn thuần chỉ là một bảng trắng đâu nhé. Đó là một bức hoạ thuần
trắng của một hoạ sĩ sáng giá có tên Robert Rauschenberg tại Bảo tàng Nghệ
thuật Hiện đại San Francisco.
Tôi là Robert Florczak, làm việc cho Đại học Prager.